Đêm Ngủ Bé Ngủ Đêm Hay Trằn Trọc Khó Đi Vào Giấc Ngủ Nguyên Nhân Từ Đâu?
Giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và phát triển. Trong khi ngủ tuyến tiền yên trong não của trẻ tiết ra hoóc môn tăng trưởng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.Ở mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau:– Trẻ sơ sinh thường là 20-22 giờ mỗi ngày, chỉ thức khi đói và bị ướt.– Trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16-18 giờ mỗi ngày.– Từ 1-2 tuổi ngủ 14-16 giờ– Từ 2-3 tuổi ngủ 12-14 giờ– Từ 3-6 tuổi ngủ 11-12 giờ…Nếu chu kỳ thức – ngủ ở não bị rối loạn do những nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra rối loạn về giấc ngủ.
Bạn đang xem: Bé ngủ đêm hay trằn trọc
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tình trạng này:– Trẻ mắc các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, viêm mũi họng, viêm tai giữa. Những bệnh lý này gây ra những khó chịu cho trẻ khi về đêm, ví dụ: ngạt tắc mũi, khô mũi, đau tai, đau bụng.– Trẻ thiếu một số vi chất dinh dưỡng: thiếu sắt, calci, kẽm…– Trẻ có chu trình thức ngủ không đều đặn, khiến giấc ngủ không được sâu. Thời gian cho trẻ đi ngủ không đều đặn, hôm sớm hôm muộn. Sinh hoạt trong ngày không đêu đặn, giờ ăn – chơi – ngủ thay đổi liên tục, không tạo thành được thói quen.
Để có thể cải thiện giấc ngủ của bé, bạn hãy thực hiện những việc sau:– Khám và loại trừ những bệnh lý mạn tính như rối loạn tiêu hóa, viêm mũi họng, viêm tai giữa mà trẻ có, điều trị triệt để.– Khám dinh dưỡng đánh giá trẻ có thiếu vi chất nào không và điều trị.
Thực hiện chu trình giấc ngủ của bé một cách đều đặn, bao gồm:– Cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ sớm trước 21h.– Trong cả một ngày, tập cho trẻ nếp ăn – chơi – ngủ đều đặn, tuần tự.– Hạn chế tuyệt đối cho trẻ tiếp xúc với tivi, smartphone trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối.– Thực hiện đều đặn hàng ngày những công việc vệ sinh cho bé trước khi cho bé ngủ, cho bé rửa chân tay, đánh răng, đóng bỉm rồi cho bé đi ngủ. Có thể tạo thói quen đọc sách, kể truyện cho bé trước khi ngủ. Để tạo thành 1 thói quen cho trẻ, cơ thể trẻ sẽ sẵn sàng cho việc đi ngủ và ngủ sâu hơn.– Cho trẻ ngủ đủ giấc vào ban ngày nhưng không ngủ quá nhiều.– Đảm bảo phòng ngủ, giường ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, không có những mùi khó chịu.– Nếu có điều kiện thực hiện, bạn có thể thực hiện chu trình chăm sóc giấc ngủ cho trẻ: tắm nước ấm, mát xa cho trẻ và cho trẻ tự đi vào giấc ngủ. Đây là một phương pháp mới nhưng để thực hiện được cần sự kiên trì cũng như tùy từng điều kiễn của mỗi gia đình.
Một số ít những trường hợp trẻ có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, máy giật cơ khi ngủ, các cử động chân tay có tính chu kỳ, cơn miên hành (mộng du), mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm… trong đó cơn miên hành hay cơn hoảng sợ ban đêm gặp khá phổ biến. Những trường hợp này gia đình sẽ theo dõi trẻ nếu có biểu hiện có thể cho trẻ khám chuyên khoa tâm bệnh.
Nói chung, rối loạn giấc ngủ ở trẻ là một vấn đề khá trừu tượng và khó chẩn đoán. Bạn nên cho em bé tới bệnh viện để khám và kiểm tra một cách tổng thể các xét nghiệm (xét nghiệm máu, điện não đồ,…), cũng như có điều kiện giải đáp cho bạn rõ hơn.Khi xác định rõ nguyên nhân bạn mới nên sử dụng thuốc phù hợp với nguyên nhân đó.
Giấc ngủ đóng vai trò lớn với sự phát triển thể chất, trí não của con. Tuy nhiên không ít trường hợp bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm khiến cho cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu.
Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ 1 tuổi
Đối với người lớn, giấc ngủ là quãng thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe. Còn với các bé 1 tuổi, giấc ngủ có ảnh hưởng lớn với sự phát triển thể chất, tinh thần, trí não của con. Nếu ngủ không sâu trẻ sẽ cáu gắt, mệt mỏi và mất tập trung. Thậm chí không được thông minh, nhanh nhẹn, lâu dài ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh khi ngủ cơ thể của bé 1 tuổi sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng cao hơn 4 lần khi trẻ đang thức. Do đó, nếu bé ngủ không đúng giờ hoặc bỏ qua khoảng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Không chỉ thế, theo các nhà khoa học, ngủ cũng là thời điểm lý tưởng để cho não bộ của trẻ nạp lại năng lượng. Do đó, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao khả năng tập trung, học tập của con.
Ngoài ra, việc duy trì một giấc ngủ ngon còn là cách để các bé cân bằng quá trình tiết ra hormone thèm ăn. Từ đó, làm giảm cơn thèm, ngăn chứng thừa cân, béo phì ở trẻ. Bên cạnh đó, một giấc ngủ ngon còn giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể bé chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, nâng cao đề kháng.
Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc
Trẻ 1 tuổi ngủ không ngon giấc có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm sinh lý, bệnh lý hoặc do môi trường, nề nếp sinh hoạt không được phù hợp. Cụ thể:
Môi trường ngủ không thoải mái
Nguyên nhân hàng đầu khiến bé 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc đó là thay đổi nhiệt độ phòng ngủ một cách đột ngột. Khiến con cảm thấy bức bối, khó chịu.
Cụ thể theo các chuyên gia nếu như ánh sáng, tiếng ồn quá lớn trẻ sẽ không thể tập trung thậm chí cáu gắt, hờn khóc. Bên cạnh đó, việc mẹ để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hoặc cho bé mặc quần áo quá nhiều, không hợp thời tiết cũng là nguyên nhân khiến con bứt rứt, khó ngủ.
Bé ăn quá no trước khi ngủ
Ăn no trước khi đi ngủ cũng là lý do khiến bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm. Theo chuyên gia, việc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng hơi làm bé khó tập trung vào giấc ngủ, thậm chí quấy khóc, giật mình.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên lưu ý chia nhỏ bữa ăn với liều vừa phải. Tránh tình trạng cho bé ăn nhiều 1 lúc khiến cho giấc ngủ cũng như sức khỏe của con đều bị ảnh hưởng.

Con thiếu chất hoặc bị đói bụng
Trẻ 1 tuổi biếng ăn khó ngủ không còn là điều xa lạ với các gia đình. Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ khiến con bị thiếu hụt dinh dưỡng gây ra tình trạng đói đêm, mất ngủ.
Xem thêm: Top 10 kem trị thâm mụn hiệu quả cao, tạm biệt vết thâm mụn, trị thâm mụn trong 7 ngày
Ngoài ra, biếng ăn còn khiến con bị thiếu hụt vi chất, khó ngủ về đêm. Theo các chuyên gia, một số hoạt chất vi lượng như canxi, magie, sắt, kẽm dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng lại tác động lớn đến thần kinh. Cụ thể nó là có khả năng điều khiển não bộ, gây ra tình trạng khó ngủ về đêm.
Do con mắc bệnh
Một số bệnh lý như viêm tai, nhiễm khuẩn, viêm mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc. Nếu gặp phải tình trạng này, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được theo dõi, xử lý tốt hơn.
Con chưa buồn ngủ
Trẻ 1 tuổi thường rất hiếu động và có hứng thú với thứ xung quanh. Do đó, nếu bé chưa muốn đi ngủ thì rất có thể con đang mong muốn được chơi, hoặc nghe kể chuyện. Lúc này mẹ không nên ép con đi ngủ ngay.
Thay vào đó, hãy phối hợp cùng bé chơi trò chơi hoặc kể một câu chuyện hài hước. Sau đó, khuyên nhủ nhẹ nhàng và ru con vào giấc ngủ sâu.
Con chịu quá nhiều kích thích
Hệ thần kinh của trẻ 1 tuổi còn rất non nớt. Vì thế nếu như ban ngày con phải chịu đựng quá nhiều kích thích thì ban đêm sẽ rất khó vào giấc ngủ. Một số hoạt động có thể là yếu tố kích thích đến hệ thần kinh của con như chơi đùa quá sức, cười nhiều, gặp người lạ,…

Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng gì?
Bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm sẽ gây tác động tiêu cực đến với sức khỏe. Không chỉ thế, tình trạng này còn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ. Cụ thể:
Ảnh hưởng đối với bé
Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc sẽ khiến đề kháng suy giảm, con bị mệt mỏi, uể oải trong ngày. Không chỉ thế, việc thiếu ngủ còn khiến trí nhớ của bé suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ cũng như khả năng tư duy, nhớ bài.
Theo các chuyên gia, những trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc thường sẽ cáu gắt, xúc động và không làm chủ cảm xúc của mình. Lâu dần, tính cách này sẽ ăn sâu, bén rễ ảnh hưởng đến sự hình nhân cách của con.
Ảnh hưởng đối với gia đình
Khó ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn khiến cho người thân, gia đình sa sút tinh thần. Theo chuyên gia, nếu như cha mẹ không tìm được hướng giải quyết thích hợp cho bé có thể gây ra một số tác động tiêu cực như:
Mẹ mệt mỏi, kiệt sức vì phải trông bé cả đêmĐặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho mẹ stress, sa sút tinh thần, hiệu suất làm việc giảm sút
Bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm làm sao để sâu giấc?
Trường hợp trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc mẹ có thể làm những biện pháp sau.
Tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ
Với trẻ 1 tuổi ngủ không ngon giấc mẹ hãy tạo lập cho con thói quen đi ngủ vào các khung giờ cố định để tạo cho bé đồng hồ sinh học phù hợp. Nhờ vậy, con sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Mẹ chỉ cần dỗ bé đi ngủ vào một giờ cố định trong ngày. Thực hiện liên tiếp nhiều lần bé sẽ quen và có cảm giác buồn ngủ khi đến khung giờ đó.
Đối với trẻ 1 tuổi, việc đi ngủ vào lúc 20h đến 21h và thức dậy lúc 7h30 sáng hôm sau sẽ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cả về trí não, thể chất.

Không cho bé ngủ quá nhiều trong ngày
Những giấc ngủ dài ban ngày chính là lý do khiến bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm. Vì vậy mẹ nên hạn chế cho bé ngủ quá 2 tiếng/ lần hoặc ngủ trưa quá trễ. Điều này sẽ khiến con không buồn ngủ về đêm.
Tạo cảm giác an toàn, thoải mái khi ngủ cho con
Đa phần các bé 1 tuổi tâm lý còn yếu. Do đó con thường tỏ vẻ sợ sệt về đêm và mất rất nhiều thời gian để vào giấc ngủ. Vì vậy cải thiện vấn đề này, ba mẹ có thể mở đèn với ánh sáng nhẹ nhằm tạo cảm giác an tâm cho con. Ngoài ra, việc đặt thú bông mô phỏng nhân vật bé thích như anh hùng, chú gấu, con thỏ,… cũng làm cho bé đỡ sợ khi vào giấc hơn.
Trường hợp bé vẫn còn những nỗi lo với bóng đêm mẹ hãy nhẹ nhàng kể chuyện và dỗ dành con.
Đảm bảo không gian ngủ
Để trẻ 1 tuổi có giấc ngủ ngon thì một không gian yên tĩnh, mát mẻ là yếu tố cần thiết. Do đó mẹ hãy hạn chế cho bé sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Đồng thời chắc chắn xung quanh phòng ngủ của con sẽ không phát ra tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh.
Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nhiệt độ phòng ngủ của bé cần phải tương thích với môi trường và nên điều chỉnh ở mức vừa phải. Nhiệt độ lý tưởng cho bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm là 27-28 độ C.

Bổ sung vi chất cho con
Trẻ 1 tuổi ngủ không sâu giấc có thể là do thiếu hụt vi chất quan trọng. Vì vậy mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con. Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu ăn dặm. Vì vậy mẹ nên tăng cường rau xanh, hoa quả, các loại thịt, hải sản, ngũ cốc để con có để canxi, sắt,…
Câu hỏi liên quan đến việc bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm
Bé 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc là thiếu chất gì?
Thiếu vitamin và khoáng chất là một trong những lý do khiến trẻ 1 tuổi khó ngủ. Cụ thể:
Vitamin D: Thiếu vitamin D là một trong những lý do khiến trẻ ngủ không sâu giấc, thường xuyên giật mình, tỉnh giấc giữa đêm. Ngoài ra con còn có các biểu hiện như chậm biết đi, mọc răng, rụng tóc vành khăn,…Thiếu canxi: Canxi là một trong những vi chất quyết định đến sự phát triển của xương. Vì vậy khi bị thiếu hụt, con sẽ gặp phải hiện tượng nhức mỏi, trằn trọc, khó vào giấc, hay giật mình, quấy khócThiếu magie: Ít ai biết rằng việc thiếu magie cũng là lý do khiến bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm. Lý do là bởi hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện chức năng não, giúp trẻ vào giấc dễ hơn
Thiếu chất béo: Chất béo đặc biệt là omega 3 có vai trò lớn trong việc ổn định tâm trạng, cân bằng hormone, giúp bé dễ chịu, vào giấc dễ hơn. Vì vậy việc bị thiếu hụt sẽ khiến các con sẽ khó ngủ, trằn trọc cả đêm
Cách ngăn ngừa tình trạng khó ngủ ở trẻ 1 tuổi là gì?
Để phòng ngừa tình trạng khó ngủ ở bé 1 tuổi, mẹ có thể làm theo những cách dưới đây.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo bé không gặp vấn đề gì về sức khỏeXây dựng nếp sống khoa học, phù hợp với sự phát triển của bé
Thiết lập môi trường ngủ an toàn, lý tưởng
Cho con ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng
Rèn luyện kỹ năng tự vào giấc ngủ một cách khoa học, nhất quán cho con