Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Cây Vòi Voi Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh, Tắm Lá Vòi Voi Có Tác Dụng Như Thế Nào

-

Vòi voi vốn là thảo dược quen thuộc dùng để chữa trị các bệnh ngoài da như mề đay, rôm sảy, mụn nhọt,…. Tuy nhiên, đến nay nhiều người vẫn còn chưa biết đặc điểm cũng như tác dụng của loại cây này. Nếu mẹ cũng đang thắc mắc và muốn tìm hiểu cây vòi voi tắm cho trẻ sơ sinh được không thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Cây vòi voi tắm cho trẻ sơ sinh

Các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh tốt và an toàn hiện nay

Đặc điểm của cây vòi voi

Trước khi tìm hiểu cây vòi vòi tắm cho trẻ sơ sinh được không mẹ cần phải biết đặc điểm của thảo dược này. Theo chuyên gia, vòi voi hay còn gọi là vĩ trùng, đại vĩ thảo. Cây có chiều cao khoảng 25-40cm, thân cứng và có nhiều cành. Trên thân và cành có nhiều lông ráp. Lá mọc so le, có hình trái xoan, chóp nhọn, 2 mặt đều có lông tơ.

Hoa của vòi voi thường có màu trắng hoặc tím, không cuống và mọc so le với nhau. Hình dáng của hoa uốn cong giống như chiếc vòi con voi nên được gọi tên như vậy.

Thông thường, vòi voi sẽ mọc ở những vùng đất bỏ trống hoặc những nương cỏ hoang. Thân, lá của loài cây này sẽ được thu hoạch vào khoảng mùa thu để làm thảo dược chữa được nhiều bệnh khác nhau.

*
Hình ảnh cây vòi voi

Tác dụng của cây vòi voi

Tìm hiểu tác dụng của cây vòi voi cũng sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi “có tắm cho trẻ sơ sinh được không”. Theo như sách thuốc Đông y, tác dụng chính của vòi voi là chống viêm, giảm đau và trị mẩn ngứa. Cụ thể:

Tiêu độc, tiêu viêm: Cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi the, tác dụng tiêu độc, tiêu viêm nhất là trong những trường hợp phong thấp. Vì thế loại cây này xuất hiện nhiều trong các bài thuốc điều trị viêm gân do bị chấn thương hoặc mụn nhọt nhiềuTrị bong gân, tụ huyết: Ở dạng cao rượu, cây vòi voi có thể điều trị các bệnh bong gân, tụ huyết do chấn thương mạnh hoặc bị chín mé ngón tay, ngón chân, viêm hạch. Chỉ cần đắp cao rượu này trong 3-5 ngày bệnh sẽ chuyển biến tích cựcGiảm sưng tấy: Đối với những vết thương đã có mủ, cao rượu vòi voi sẽ có tác dụng ngăn chặn mủ không lan rộng, đồng thời làm giảm sưng tấy ở những vùng da xung quanh ổ mủ. Mang lại cảm giác dễ chịu và bớt đau nhức hơn cho người bệnhTrị đau nhức đầu gối: Không chỉ vậy, thảo dược này còn có khả năng chữa trị các bệnh đau nhức đầu gối hiệu quả

Với trẻ sơ sinh, chưa uống trực tiếp được các loại thuốc sắc từ cây này thì mẹ có thể tắm cho các con để nhanh “xua đuổi” mụn nhọt, rôm sảy.

Có nên dùng cây vòi voi tắm cho trẻ sơ sinh không?

Rất nhiều mẹ bỉm truyền tai việc dùng vòi voi để tắm cho bé nhằm trị các bệnh rôm sảy, mụn nhọt. Vậy thực hư việc làm này thế nào, có hiệu quả không?

Theo như sách thuốc Đông y, tác dụng của thảo dược này là tiêu độc, chống viêm, giảm đau và trị mụn nhọt, mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh. Vì thế nếu như người bé xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti hoặc có dấu vết mưng đỏ, có mủ bên trong mẹ hãy dùng cây vòi voi để tắm cho bé nhằm nhanh loại bỏ mụn nhọt, rôm sảy.

*
Việc dùng cây vòi vòi để tắm cho trẻ cần phải thận trọng

Tuy nhiên, đến nay đây vẫn là mẹo truyền miệng vì vậy cần phải thận trọng khi dùng cho con. Theo các nghiên cứu khoa học, vòi voi tuy có rất nhiều tác dụng nhưng nếu sử dụng không đúng sẽ gây nguy hiểm.

Cụ thể, người ta phát hiện ra một số loài vòi voi có nhân pyrolizidin rất độc với gan. Có thể hủy hoại tổ chức gan, gây đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa thậm chí ung thư. Độc tính này thường sẽ kéo dài âm ỉ, rất khó phát hiện. Vì vậy, WHO và bộ y tế Việt Nam (1985) đã ra khuyến cáo cần phải thận trọng khi dùng cây vòi voi để chữa bệnh.

Với trẻ sơ sinh có vết thương hở, nhiễm trùng mẹ không nên dùng vòi voi để tắm. Tốt nhất để đảm bảo an toàn trước khi dùng loại cây này để tắm cho trẻ sơ sinh mẹ nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn.

??? Xem nhiều hơn:

Cách dùng cây vòi voi tắm cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Việc dùng cây vòi voi tắm cho trẻ sơ sinh đòi hỏi mẹ cần thận trọng. Dưới đây là 2 cách làm phổ biến, được nhiều người truyền tai nhau.

Cách 1: Giã nát lấy nước

Mẹ lấy một nắm lá cây vòi voi, đem đi rửa sạch, ngâm qua nước muối để loại bỏ hết vi khuẩn
Sau đó đợi cho ráo nước thì đem giã nát cùng vài hạt muối, rồi lọc nước cốt
Hòa nước thảo dược với nước đun sôi sao cho nhiệt độ vừa phải rồi tắm cho con
Với những vùng da có mụn nhọt, rôm sảy mẹ tránh mạnh tay bởi rất có thể khiến da của bé tổn thương
Tắm lại nước sạch cho trẻ, sau đó lau khô rồi mặc quần áo
*
Vòi voi giã nát chắt lấy nước cốt

Cách 2: Nấu nước cây vòi voi để tắm

Lấy một nắm lá của cây vòi voi, rửa sạch rồi cho vào nồi
Nấu sôi cùng với 200ml nước
Sau đó đổ nước thảo dược ra chậu, pha thêm nước lạnh rồi tắm cho con
Thực hiện 2-3 lần/ tuần mụn nhọt, rôm sảy của bé sẽ dần biến mất

Lưu ý khi dùng cây vòi vòi tắm cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây khi dùng lá cây vòi voi để tắm cho bé.

Tìm mua lá cây vòi voi ở những địa chỉ uy tín, đề phòng thảo dược bị phun hóa chất
Rửa sạch lá thuốc, có thể ngâm qua với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch
Trước khi sử dụng nước lá vòi voi để tắm cho bé mẹ nên cho con tắm qua nước ấm để loại bỏ chất bẩn. Cuối cùng làm sạch người bé bằng nước trắng để loại bỏ cặn lá sót lại
Với những vùng da bị hở mẹ không nên dùng nước lá vòi voi để tắm cho bé
Trường hợp sử dụng nước lá vòi voi mà tình hình bệnh không có tiến triển thì cần đưa bé đi gặp bác sĩ

Tin rằng với những chia sẻ trên mẹ bỉm đã có đáp án cho câu hỏi “cây vòi vòi tắm cho trẻ sơ sinh được không”. Dù được đánh giá rất cao về tác dụng thế nhưng để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng cho bé mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý dùng cây vòi vòi để sắc thuốc uống cho con.

Xem thêm: Những mẫu áo sơ mi đẹp nhất 2016 cho ngày đông có nắng, các kiểu áo sơ mi đẹp 2016

1. Tắm lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh

Đinh lăng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền và được ca ngợi là nhân sâm của người nghèo. Cây chứa nhiều chất polyphenol, flavonoid giúp chống oxy hóa, kháng virus và kháng viêm. Các axit amin như methionin, cystein, glucoside, đặc biệt là vitamin B của đinh lăng có tác dụng dưỡng trắng hồng da rất hiệu quả. Lá đinh lăng còn chứa chất saponin giúp kháng độc tố, kháng khuẩn và kháng nấm trong các tế bào da, từ đó góp phần hạn chế các bệnh về da. Nhờ những lợi ích này mà đinh lăng được biết đến là một trong các loại lá tắm hữu hiệu cho trẻ sơ sinh.

Việc phơi khô và nấu nước lá đinh lăng để tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm, hạn chế mụn nhọt và mẩn ngứa cho bé, mà còn giúp giảm đau, hạ sốt và lợi tiểu. Tuy nhiên, vì lá đinh lăng có tính hàn, các mẹ chỉ nên tắm lá cho bé tối đa 3 lần/tuần.

2. Lá chè xanh

Lá chè xanh là một trong các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ. Nguyên nhân là do chè xanh chứa catechin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, se lành vết thương và làm sạch da. Ngoài đặc tính chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại ảnh hưởng cho da và tăng cường sức đề kháng của trẻ sơ sinh, lá chè xanh còn có công dụng trị các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ như rôm sảy, mụn nhọt, hăm tã, lở loét, mẩn ngứa, mẩn đỏ, vết côn trùng đốt… Tắm cho trẻ bằng lá chè xanh tươi giúp làn da hồng hào và khỏe khoắn hơn, đồng thời giúp tinh thần của trẻ được thư giãn, trẻ dễ ngủ hơn, ít quấy khóc hơn.

3. Lá trầu không – một trong các loại lá tắm cho tre sơ sinh

Nhờ đặc tính chống nhiễm trùng, kháng khuẩn, kháng virus và chống oxy hóa, lá trầu không hỗ trợ sát trùng vết thương, tiêu viêm, điều trị rôm sảy, hăm tã, mẩn ngứa… cho trẻ rất hiệu quả. Lá trầu không còn giúp chữa lành các vết lở, chống nấm da và giảm ngứa cho những bé có cơ địa dị ứng. Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh 2 lần/tuần cũng làm thư thái tinh thần của trẻ hơn. Nguyên nhân là vì lá trầu không có chứa tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Các mẹ nên rửa sạch lá trầu không, vò nát, đun sôi với nước và một ít muối, sau đó pha loãng nước lá với nước nguội để tắm cho bé.

*

4. Lá khế

Lá khế thường được các mẹ dùng để tắm cho trẻ sơ sinh nhờ đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống nhiễm trùng. Những tính chất này giúp điều trị da bị mẩn ngứa, viêm da, dị ứng, ngứa ngáy, mụn nhọt, mề đay, rôm sảy, bệnh chàm… ở trẻ. Khả năng sát khuẩn cao của lá khế cũng giúp tăng cường đề kháng trên da, làm sạch các vết thương ngoài da và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Việc tắm lá khế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 3 lần/tuần còn giúp da trẻ mịn màng hơn.

Chỉ cần dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, đun sôi để nguội là có ngay một loại nước lá tắm tốt cho sức khỏe làn da của bé. Lưu ý, lá khế có thể gây kích ứng với một số trẻ sơ sinh. Mẹ nên thử rửa/lau trên một vùng da nhỏ của bé trước để đảm bảo an toàn.

5. Lá tía tô

Khi nhắc đến các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh, không thể không kể đến lá tía tô. Đun sôi lá tía tô và hòa cùng nước ấm để tắm cho trẻ sơ sinh 1-2 lần/tuần giúp kháng khuẩn, chống dị ứng, chống ung thư, chống oxy hóa và điều trị một số bệnh về da như rôm sảy, nấm da, ngứa da, chàm, mẩn đỏ.

6. Lá kinh giới – Một trong các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh dễ tìm

Nhờ có nhiều hợp chất phenolic, lá kinh giới giúp bảo vệ làn da của trẻ sơ sinh khỏi tia UV, mầm bệnh và ký sinh trùng. Tắm lá kinh giới cho trẻ sơ sinh còn tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, kích thích lưu thông mạch máu, tăng tiết mồ hôi, trị cảm lạnh, nhức đầu, chữa ho cho bé. Mẹ cần rửa sửa sạch một nắm lá kinh giới, vò nát, đun lấy nước pha với nước nguội và tắm cho bé để trị rôm sảy, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức.

*

7. Lá mướp đắng: Lá tắm cho trẻ sơ sinh ngừa rôm sảy

Tắm nước lá mướp đắng cho trẻ sơ sinh tối đa 3 lần/tuần sẽ giúp làm sạch da, ngăn ngừa rôm sảy, chữa bệnh sởi, bệnh thủy đậu, bệnh ghẻ, bệnh sốt rét và một số chứng bệnh da liễu khác. Thành phần charantin trong lá có tác dụng tăng lưu thông máu, giúp da trẻ trắng hồng. Đặc tính kháng khuẩn cao của lá mướp đắng cũng giúp tăng đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa viêm nhiễm. Mẹ chỉ cần chọn lá mướp đắng non, tươi, có màu xanh đậm. Sau đó rửa sạch, vò nhẹ và đun sôi, rồi tắm cho trẻ sau khi nước đã nguội bớt.

8. Lá ngải cứu

Lá ngải cứu nổi tiếng với khả năng điều trị mẩn ngứa rất tốt. Ngoài ra, lá còn có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm và giảm đau. Tắm lá ngải cứu liên tục trong nhiều ngày, tối đa 3 lần/tuần sẽ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu, ngủ ngon hơn, đồng thời chữa một số bệnh da liễu phổ biến ở trẻ như bệnh viêm da, ghẻ lở, hăm tã…

Trước khi đun sôi đến khi lá ngải cứu được chín mềm, mẹ cần rửa sạch và thái nhỏ khoảng 200g lá. Đặc biệt, tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh vào mùa đông giúp bé giải cảm, phòng tránh cảm cúm trong mùa lạnh hiệu quả.

*

Việc sử dụng các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo các yếu tố sau:

Lá được thu hái ở những nơi sạch sẽ, không bị phun thuốc trừ sâu.Rửa lá cây dưới vòi nước chảy cho thật sạch. Ngâm lá cây với nước muối loãng nhằm tiêu diệt ký sinh trùng.Các loại lá cây dùng để tắm cho bé đều phải đun sôi, để nguội, lọc bỏ lá cây. Với lá kinh giới hay mướp đắng, mẹ có thể có thể giã hay xay nhuyễ, lọc lấy nước cốt và pha tắm cho bé.Tắm sơ cho trẻ bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn trên da trước khi tắm bằng nước lá. Cuối cùng làm sạch người trẻ bằng nước ấm để loại bỏ những bột lá còn sót lại trên tóc, da.