Rụng Tóc Uống Vitamin Gì - Để Mái Tóc Trở Nên Chắc Khoẻ Hơn

-

Rụng tóc là một vấn đề phổ biến trong chuyên ngành da liễu và là mối bận tậm của rất nhiều bệnh nhân. Trong quá trình phát triển của tóc, có rất nhiều yếu tố tác động thường xuyên, trong đó Vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng. Vậy cần thiết bổ sung những vitamin và vi chất nào cho bệnh nhân rụng tóc?

1. Tổng quan về phát triển của tóc

Da đầu của con người chứa khoảng 100.000 nang tóc. Trong số này, 90% là trong giai đoạn anagen, nơi không có rụng tóc, đòi hỏi các yếu tố cần thiết, chẳng hạn như protein, vitamin và khoáng chất, để tạo ra mái tóc khỏe mạnh.

Bạn đang xem: Rụng tóc uống vitamin gì

Hình 1: Chu kì phát triển của tóc

Hình 2: Các yếu tố tác động lên sự phát triển của tóc

Rụng tóc androgen (androgenetic alopecia), rụng tóc telogen (telogen effluvium), rụng tóc từng mảng (alopecia areata) là 3 loại rụng tóc không sẹo thường gặp nhất . Do đó bài trình bày của chúng tôi chủ yếu đề cập đến vai trò của vitamin và các vi chất đối với 3 loại rụng tóc này.

2. Vitamin A

Vitamin A đại diện cho một nhóm retinoids hòa tan trong chất béo bao gồm retinol, retinal và retinyl ester. Vitamin này có nhiều vai trò trong cơ thể như: thị lực, miễn dịch và sự phát triển biệt hóa của tế bào. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều hoặc bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây rụng tóc. Khi vượt quá liều 10.000 IU/ngày có thể gây ngộ độc.

Isotretinoin là dẫn xuất của vitamin A acid, thường sử dụng điều trị mụn trứng cá trên da cũng được báo cáo tác dụng phụ lên tóc, làm tăng số lượng tóc rụng nếu như dùng với liều cao và thời gian kéo dài.

3. Vitamin B

Phức hợp vitamin B bao gồm 8 chất vitamin hòa tan trong nước, substances—thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), pantothenic acid (B5), vitamin B6, biotin (B7), folate, and vitamin B12 chúng đóng vai trò trong chuyển hóa tế bào. Thiếu hụt riboflavin, biotin, folate và vitamin B12 có liên quan đến rụng tóc.

Vitamin B2 (riboflavin) là thành phần của hai loại coenzyme quan trọng: flavin mononucleotide (FMN) và flavin adenine dinucleotide (FAD). FMN và FAD đại diện cho 90% riboflavin trong chế độ ăn uống, cả hai đều đóng vai trò trong sự phát triển và chức năng của tế bào trong đó có tế bào nang tóc, chuyển hóa chất béo và sản xuất năng lượng. Thiếu hụt Riboflavin hiếm gặp, có thể gây rụng tóc.

Vitamin B7 (biotin hoặc vitamin H) là một đồng yếu tố cho 5-carboxylase, enzym xúc tác các bước trong chuyển hóa axit béo, glucose và axit amin. Biotin cũng đóng vai trò trong việc sửa đổi histone, tín hiệu tế bào và điều hòa gen.

Nhu cầu biotin: 30 mcg/ngày Ở người khỏe mạnh, chế độ ăn bình thường không thiếu Biotin Mức biotin thấp 400ng/l

Thiếu biotin có thể là di truyền hoặc mắc phải. Một số nguyên nhân mặc phải có thể gặp:

Sử dụng thuốc: kháng sinh kéo dài, chống động kinh, isotretinoin, acid valproic. Ăn trứng sống: hạt avidin ức chế hấp thu biotin Kém hấp thu, nghiện rượu, bệnh lí đường tiêu hóa Phụ nữ có thai

Mặc dù các dấu hiệu thiếu hụt biotin bao gồm rụng tóc, tổn thương da và móng giòn, nhưng hiệu quả của biotin trong việc bổ sung cho tóc, da và móng còn cần thêm nghiên cứu quy mô lớn. Nên bổ sung biotin cho bệnh nhân có yếu tố nguy cơ hoặc bằng chứng thiếu hụt với liều 5-10mg/ngày.

Folate và Vitamin B12: Folate (Vitamin B9) là coenzyme trong quá trình tổng hợp axit nucleic và chuyển hóa axit amin. Vitamin B12 tham gia quá trình tổng hợp DNA, protein, chuyển hóa lipid và acid folic.

Nhu cầu (cho người trưởng thành)

Vitamin B12: 2,4mcg/ngày Folate: 400mcg/ngày

Nguy cơ bị thiếu Folate và vitamon B12 thường liên quan đến chế độ ăn uống kém, nghiện rượu hoặc rối loạn kém hấp thu. Thiếu folate có thể gây ra thay đổi tóc như rụng tóc, tóc bạc sớm. Tổn thương da và móng cũng có thể gặp. Tuy nhiên vai trò của Folate và B12 còn chưa thực sự rõ ràng, các nghiên cứu đưa ra chưa thống nhất về vai trò của chúng.

3. Vitamin C

Vitamin C (hay axit ascorbic) là một chất chống oxy hóa mạnh ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipoprotein nồng độ thấp và các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào.

Vitamin C đóng một vai trò thiết yếu trong việc hấp thu sắt do tác dụng bắt giữ sắt tự do và giảm huy động sắt ở ruột. Do đó, lượng vitamin C rất quan trọng ở những bệnh nhân bị rụng tóc liên quan đến thiếu sắt.

Có thể bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn uống: Trái cây họ cam quýt, khoai tây, cà chua, ớt xanh và cải bắp có nồng độ vitamin C đặc biệt cao. Mặc dù thiếu vitamin C thường gây bất thường tóc trên cơ thể, nhưng chưa có dữ liệu liên quan đến mức độ thiếu vitamin C và rụng tóc.

4. Vitamin D

Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo được tổng hợp trong tế bào keratinocytes. Vitamin D thu được từ chế độ ăn uống hoặc tổng hợp ở da dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy vitamin D có tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch, do đó có thể cải thiện rung tóc mảng.

Vitamin D điều chỉnh sự tăng trưởng và biệt hóa của tế bào keratinocytes. Vai trò của vitamin D trong sự phát triển của tế bào nang lông được chứng minh bằng dấu hiệu rụng tóc ở bệnh nhân còi xương phụ thuộc vitamin DII.

5. Vitamin E

Vitamin E đóng vai trò cân bằng quá trình oxy hóa, từ đó bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Một số nghiên cứu lâm sàng có liên quan đến sự khác biệt oxy hóa / chống oxy hóa ở bệnh nhân rụng tóc mảng, do đó vai trò của vitamin E được nhắc đến, tuy nhiên chưa có dữ liệu ủng hộ mỗi liên quan vitamin E và rụng tóc mảng

Hình 3: Khuyến cáo bổ sung vitamin cho bệnh nhân rụng tóc

6. Sắt

Thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới là thiếu sắt. Mức ferritin huyết thanh (protein liên kết sắt) được coi là một chỉ số tốt của tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể và được dựa vào như một chỉ số trong nghiên cứu rụng tóc.

Thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ bị rụng tóc. Tuy nhiên, mối liên quan của rụng tóc và mức độ ferritin huyết thanh thấp đã được tranh luận trong nhiều năm và chưa đạt được thống nhất.

7. Selen

Selen là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cần thiết cho quá trình tổng hợp hơn 35 protein. Glutathione peroxidase (enzyme chống oxy hóa) phụ thuộc vào selen là đồng yếu tố. Thiếu hụt Selen xảy ra ở trẻ nhẹ cân và ở những người được nuôi dinh dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn có thể liên quan đến hiện tượng tóc bạc sớm và rụng tóc.

Một thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư buồng trứng trải qua hóa trị liệu cho thấy giảm rụng tóc đáng kể và các triệu chứng tiêu hóa khác ở những bệnh nhân được bổ sung Selen so với đối chứng. Các tác giả kết luận rằng bổ sung Selen là một biện pháp hỗ trợ trong hóa trị liệu.

Uống Selen với số lượng > 400 μg mỗi ngày có thể gây độc tính. Các triệu chứng ngộ độc selen cấp tính hoặc mãn tính bao gồm buồn nôn, nôn, giòn móng và đổi màu, rụng tóc, mệt mỏi, khó chịu và mùi hôi miệng.

8. Kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu của cơ thể cung cấp thông qua chế độ ăn uống. Rụng tóc là một dấu hiệu thường gặp của tình trạng thiếu kẽm, tóc mọc lại có thể thấy khi được bổ sung kẽm. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khác cho thấy vai trò không rõ ràng của kẽm trong cải thiện tình trạng rụng tóc.

Hình 4: Khuyến cáo bổ sung vi chất cho bệnh nhân rụng tóc

Kết luận

Với vai trò của vitamin và khoáng chất trong sự phát triển nang tóc bình thường và chức năng tế bào miễn dịch, nhiều thử nghiệm được tiến hành để xác định hiệu quả của việc bổ sung vitamin và vi chất đối với sự phát triển của tóc. Tuy nhiên các bằng chứng còn chưa thực sự rõ ràng. Trường hợp có yếu tố nguy cơ và bằng chứng thiếu hụt là nhóm được khuyến cáo bổ sung vitamin và vi chất hàng ngày

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của cơ thể không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh lý nói chung mà cũng có thể giúp cải thiện tình trạng da, tóc, móng.

Tài liệu tham khảo

Daulatabad D, Singal A, Grover C, Chhillar N. Prospective analytical controlled study evaluating serum biotin, vitamin b12, and folic acid in patients with premature canities. Int J Trichol. 2017;9(1):19–24. Cheung EJ, Sink JR, English Iii JC. Vitamin and mineral deficiencies in patients with Telogen Effluvium: a retrospective cross-sectional study. J Drugs Dermatol. 2016;15(10):1235–1237 Gonul M, Cakmak SK, Soylu S, Kilic A, Gul U. Serum vitamin B12, folate, ferritin, and iron levels in Turkish patients with alopecia areata. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2009;75(5):552 Lee S, Kim BJ, Lee CH, Lee WS. Increased prevalence of vitamin D deficiency in patients with alopecia areata: a systematic review and meta-analysis. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2018;32(7):1214–1221 Vinton NE, Dahlstrom KA, Strobel CT, Ament ME. Macrocytosis and pseudoalbinism: manifestations of selenium deficiency. J Pediatr. 1987;111(5):711–7 Petru E, Petru C, Benedicic C. Re: ‘‘Selenium as an element in the treatment of ovarian cancer in women receiving chemotherapy’’. Gynecol Oncol. 2005;96(2):559 (author reply -60).

Bài viết: BSNT. Đặng Thị Lương

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mái tóc. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rụng tóc là do thiếu chất và nếu được bổ sung một cách hợp lý, một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp cải thiện vấn đề này.
*
10 loại vitamin nên bổ sung để giảm rụng tóc

Dưới đây là 10 loại vitamin và khoáng chất có lợi cho tóc mà bạn nên bổ sung nếu đang bị rụng tóc.

Lợi ích của vitamin đối với mái tóc

Các loại vitamin có rất nhiều lợi ích cho mái tóc:

Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc
Cải thiện sức khỏe tổng thể và nhờ đó thúc đẩy sự mọc tóc
Giúp tóc chắc khỏe hơn
Giảm nguy cơ mắc các bệnh gây rụng tóc, chẳng hạn như rụng tóc từng mảng

Mỗi một loại vitamin lại có những lợi ích riêng và cần thiết cho các loại tóc khác nhau.

10 loại vitamin và khoáng chất giúp giảm rụng tóc

Dưới đây là 7 loại vitamin và 3 khoáng chất giúp nuôi dưỡng mái tóc và cải thiện tình trạng rụng tóc. Mỗi loại vitamin và khoáng chất có những tác dụng cụ thể khác nhau đến tóc và da đầu.

1. Biotin (vitamin B7)

Biotin (vitamin B7 hay vitamin H) là một loại vitamin có vai trò rất quan trọng đối với mái tóc. Viên uống biotin cũng là loại thực phẩm chức năng được sử dụng phổ biến nhất để khắc phục tình trạng rụng tóc và tóc thưa mỏng vì loại vitamin này vô cùng cần thiết cho sự phát triển của tóc.

Cơ thể chúng ta sử dụng biotin để tạo ra keratin – một loại protein chuỗi dài và là thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc. Loại vitamin này giúp tóc và móng chắc khỏe. Tóc yếu, hư tổn, chẻ ngọn, dễ gãy hoặc bị rụng có thể là do thiếu biotin và trong những trường hợp này, giải pháp là bổ sung biotin.

Không chỉ giúp tóc chắc khỏe, biotin còn nuôi dưỡng tóc và giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo và axit amin. Ngoài tóc yếu và dễ gãy rụng, tình trạng thiếu hụt biotin còn gây ra các vấn đề khác mẩn đỏ quanh mắt, mũi, miệng, mệt mỏi, tê mỏi chân tay, mất ngủ, khô mắt, chán ăn...

Có thể bổ sung biotin bằng cách dùng viên uống biotin hoặc ăn các loại thực phẩm tự nhiên giàu biotin như gan, trứng, các loại hạt, cá hồi, khoai lang, nấm, chuối, bông cải xanh và quả bơ…

2. Vitamin A

Vitamin A là một trong những loại vitamin quan trọng giúp nuôi dưỡng tóc vì vitamin A tham gia vào quá trình phát triển của tế bào, đặc biệt là tế bào nang tóc – một trong những loại tế bào phát triển nhanh nhất trong cơ thể con người.

Vitamin A có đặc tính chống oxy hóa. Điều này giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Vì vậy nên bổ sung đủ vitamin A là một cách hiệu quả để trị rụng tóc.

Vitamin A là một loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ thúc đẩy mọc tóc, vitamin A còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện thị lực, giảm thâm da, sẹo, hỗ trợ sức khỏe của xương và răng.

Thiếu vitamin A sẽ gây suy giảm thị lực, quáng gà, khô mắt, làm tăng nguy cơ viêm giác mạc, khô da, ngứa ngáy, kích ứng, chậm tăng trưởng và rụng tóc.

Uống vitamin A là một giải pháp để giảm rụng tóc nhưng có thể bổ sung vitamin A từ nhiều loại thực phẩm tự nhiên như rau lá xanh đậm, trái cây, cà chua, ớt chuông, gan, sữa và trứng…

3. Vitamin C

Vitamin C cũng là một loại vitamin có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tóc khỏi tác hại của các gốc tự do – các phân tử không ổn định có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể và có thể đến từ cả môi trường bên ngoài.

Các gốc tự do có số electron lẻ nên phải lấy electron từ các tế bào, điều này gây xáo trộn hoạt động bình thường của tế bào và ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể.

Vitamin C cung cấp electron cho các gốc tự do, làm cho gốc tự do không lấy đi electron từ tế bào. Điều này giúp các tế bào nang tóc hoạt động bình thường và không bị ảnh hưởng bởi gốc tự do.

Vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất như sắt và kẽm hiệu quả hơn. Cả hai khoáng chất đều cần thiết cho sự phát triển và chắc khỏe của tóc.

Vitamin C cũng có vai trò rất quan trọng đối với các hệ thống khác trong cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, tăng tốc độ lành vết thương, phòng ngừa đục thủy tinh thể và còn làm giảm các triệu chứng hen suyễn.

Thiếu vitamin C không trực tiếp gây rụng tóc nhưng các tế bào nang tóc sẽ có nguy cơ bị phá hủy bởi gốc tự do. Tình trạng thiếu vitamin C còn khiến cho cơ thể sản sinh collagen bất thường, mao mạch dễ vỡ, dẫn đến bệnh Scorbut, thiếu máu, vết thương chậm lành và lung lay răng.

Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C rất đa dạng, có cả dạng viên nén, viên ngậm, viên sủi, dạng bột, dạng nhai… Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên bổ sung vitamin C từ các loại thực phẩm tự nhiên. Vitamin C có trong nhiều loại rau củ quả tươi như súp lơ, ớt chuông, hành lá, cải thảo, rau bina, cải xoăn, cà chua, ổi, cam, chanh, kiwi, đu đủ…

4. Vitamin E

Một loại vitamin khác cũng rất có lợi cho tóc là vitamin E. Vitamin E cũng có khả năng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể rất tốt. Điều này giúp bảo vệ nang tóc khỏi các gốc tự do và duy trì hoạt động bình thường của nang tóc.

Vitamin E còn hỗ trợ quá trình hình thành các protein chuỗi dài trong cơ thể như keratin trong tóc và móng tay. Một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E có thể ngăn ngừa và làm giảm tình trạng rụng tóc từng mảng (alopecia areata).

Vitamin E còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe, chẳng hạn như ngăn ngừa stress oxy hóa – nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch, giảm gan nhiễm mỡ và giúp làm đẹp da.

Sự thiếu hụt vitamin E sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và các cơ, khiến chân tay bị tê, yếu ớt, suy giảm thị lực, giảm chức năng miễn dịch, khả năng giữ thăng bằng kém, da thô ráp, tóc và móng tay giòn, dễ gãy.

Do đó, nếu bị thiếu vitamin E thì bổ sung vitamin E là một cách để tóc mọc tốt và chắc khỏe hơn. Nếu không muốn dùng viên uống vitamin E thì có thể ăn các loại thực phẩm giàu vitamin E như ngũ cốc, các loại hạt, mỡ động vật, thịt, sữa và trứng.

5. Vitamin D

Vitamin D có thể giúp cải thiện nhiều loại rụng tóc, đặc biệt là rụng tóc từng mảng.

Xem thêm: Cách Sửa Lỗi Consider Replacing Your Battery Là Gì Và Cách Khắc Phục

Loại vitamin này giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, nhờ đó củng cố xương và răng chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương. Vitamin D còn có nhiều lợi ích khác đối với cơ thể như giảm viêm, tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau, giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và các bệnh về khớp khác.

Ngoài rụng tóc, tình trạng thiếu hụt vitamin D còn có thể dẫn đến thiếu canxi do cơ thể cần có vitamin D để hấp thụ canxi. Thiếu canxi gây giảm mật độ xương, dẫn đến loãng xương và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Bổ sung đủ vitamin D không chỉ rất tốt cho tóc mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể. Có thể tăng lượng vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Cơ thể chúng ta có khả năng tự tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng. Tuy nhiên, không ra ngoài nắng vào những thời điểm có cường độ nắng mạnh trong ngày để tránh gây tổn hại cho da.

Nếu không có nhiều thời gian tắm nắng thì có thể bổ sung vitamin D bằng cách dùng thực phẩm chức năng hoặc ăn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D, chẳng hạn như các loại cá béo (cá hồi, cá thu), sản phẩm từ sữa có bổ sung vitamin D và trứng.

6. Vitamin nhóm B

Có 13 loại vitamin B là vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B7, vitamin B9, vitamin B12, vitamin B15, vitamin B17, choline, vitamin B10 (PABA) và vitamin B8 (inositol), trong số đó có nhiều loại vitamin giúp tóc mọc tốt và chắc khỏe, chẳng hạn như vitamin B2, vitamin B7, PABA và inositol.

Ngoài ra, các vitamin nhóm B còn có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các hệ thống khác trong cơ thể và là nhóm chất dinh dưỡng rất cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường.

Các vitamin này có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, trứng, đậu, rau xanh và nhiều loại cá. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ thì có thể tăng lượng vitamin B bằng cách dùng viên uống vitamin B tổng hợp hoặc viên uống chỉ chứa một loại vitamin B.

7. Vitamin B12

Vitamin B12 hay cobalamin được cho là có thể giúp làm giảm rụng tóc, thậm chí còn có tác dụng cải thiện chứng hói đầu do di truyền nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B12 không trực tiếp nuôi dưỡng tóc và không có tác dụng điều trị rụng tóc do nguyên nhân này.

Tuy nhiên, vitamin B12 vẫn rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là hệ tuần hoàn và sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây rụng tóc nghiêm trọng.

Ngoài rụng tóc, thiếu vitamin B12 còn gây ra những vấn đề khác, chẳng hạn như tóc bạc sớm, mệt mỏi, chức năng miễn dịch kém, khó thở, hụt hơi, da xanh xao, rối loạn nhịp tim, thiếu máu và sa sút trí tuệ.

Giống như các chất dinh dưỡng khác, tốt nhất vẫn nên bổ sung vitamin B12 từ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin này như nội tạng (gan, cật), sữa, lòng đỏ trứng, phô mai, cá, các loại thịt đỏ,…

Ngoài vitamin, các khoáng chất cũng có vai trò quan trọng không kém đối với sự mọc tóc, đặc biệt là kẽm, selen và sắt.

8. Kẽm

Kẽm (zinc) là một trong những khoáng chất rất quan trọng đối với mái tóc. Khoáng chất này góp phần hình thành keratin hay chất sừng – thành phần cấu tạo chính của sợi tóc, giúp tóc chắc khỏe, không bị giòn và dễ gãy rụng. Kẽm còn giúp nang tóc khỏe hơn và hoạt động hiệu quả hơn, nhờ đó góp phần làm giảm và ngăn ngừa rụng tóc.

Kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến bã nhờn ở da đầu. Các tuyến này tạo ra dầu để giữ ẩm cho tóc. Do đó, bổ sung đủ kẽm sẽ giúp tóc mềm mại, bóng mượt, không bị xơ rối, chẻ ngọn và dễ gãy.

Ngoài ra, kẽm còn có nhiều vai trò khác trong cơ thể. Khoáng chất này là thành phần tạo nên các loại protein khác ngoài keratin, chẳng hạn như collagen. Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng của não và các enzyme, đồng thời hạn chế sự tích tụ cholesterol.

Bổ sung kẽm có thể giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn. Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như thủy hải sản, thịt nạc, gan, trứng, các loại quả hạch và hạt. Nếu không muốn dùng viên uống kẽm thì hãy thêm những loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày.

9. Selen

Selen là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nang tóc sử dụng cả selen cho quá trình tạo tóc bên cạnh các khoáng chất khác và cơ thể cần có selen để tạo ra tóc từ các chất dinh dưỡng trong máu. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng bổ sung selen giúp nang tóc mọc tóc nhanh hơn và tạo ra sợi tóc to khỏe hơn.

Mặc dù vậy nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng kích thích mọc tóc của selen. Ngoài ra, bổ sung quá nhiều selen có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh và thậm chí còn có thể gây rụng tóc. Do đó, selen không thường được bổ sung bằng thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, vẫn phải cung cấp đủ selen cho cơ thể từ thực phẩm tự nhiên để tránh bị rụng tóc, tóc hư tổn và gặp phải các vấn đề sức khỏe khác. Khoáng chất này có trong các loại thực phẩm như thịt, gan, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc.

10. Sắt

Sắt là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong cơ thể và có tác động gián tiếp đến tóc. Sắt là một thành phần tạo nên hồng cầu – các tế bào máu có chức năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Khi bị thiếu sắt, cơ thể sẽ không thể tạo ra đủ hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi số lượng hồng cầu trong máu ở mức quá thấp, các tế bào trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.

Điều này ảnh hưởng đến cả các tế bào nang tóc và khiến cho nang tóc không thể tạo ra tóc một cách hiệu quả. Tóc sẽ trở nên yếu, giòn, dễ gãy rụng và mọc chậm, dẫn đến kết quả là mái tóc thưa mỏng.

Mặc dù chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến tóc nhưng chất sắt lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của tóc. Vì chất sắt cần thiết cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nang tóc nên thiếu sắt sẽ gây rụng tóc, kể cả khi có đủ các vitamin và khoáng chất khác.

Chế phẩm bổ sung sắt có nhiều dạng khác nhau như dạng viên nén, viên nang, viên ngậm, viên nhai hay dạng bột pha với nước nhưng nếu không bị thiếu máu thì chỉ nên bổ sung sắt từ các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, đặc biệt là thịt đỏ, huyết, gan và các loại nội tạng khác, lòng đỏ trứng, hải sản…

Những thực phẩm cần tránh khi bị rụng tóc

Mỡ động vật và đồ chiên

Chất béo trong mỡ động vật và các loại đồ ăn được chiên bằng dầu thực vật không giống như chất béo trong các loại cá béo như cá hồi. Đó là những loại chất béo xấu và hầu như không có lợi ích nuôi dưỡng tóc.

Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo xấu sẽ khiến huyết áp tăng cao và phá hủy các mao mạch, làm cho nang tóc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và không thể hoạt động tốt.

Chất béo trong những loại thực phẩm này còn làm tăng nồng độ testosterone trong cơ thể và dẫn đến tăng lượng hormone DHT - nguyên nhân chính gây rụng tóc và hói đầu ở nam giới.

Caffeine

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có trong trà, cà phê và có thể gây tăng huyết áp. Thường xuyên tiêu thụ caffeine sẽ khiến huyết áp tăng cao kéo dài và điều này làm hỏng mao mạch, bao gồm cả các mao mạch vận chuyển máu đến nang tóc. Khi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nang tóc sẽ dần bị teo lại và không còn khả năng mọc tóc.

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn cũng ảnh hưởng đến tóc giống như caffeine và chất béo xấu. Cồn đi vào tĩnh mạch sẽ khiến thành mạch máu co lại và làm tăng huyết áp. Điều này sẽ dần làm hỏng các mao mạch, khiến nang tóc bị teo đi và hậu quả là rụng tóc, hói đầu.

Đường nhân tạo

Có rất nhiều loại đường và chất làm ngọt nhân tạo khác nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại đường nhân tạo có chứa axit aspartic và phenylalanin có thể gây rụng tóc.

Tránh những thực phẩm này, đồng thời bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất kể trên sẽ giúp giảm và ngăn ngừa rụng tóc.

Các cách trị rụng tóc khác

Mặc dù có nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sự mọc tóc nhưng nếu nguyên nhân gây rụng tóc không phải do thiếu chất thì bổ sung vitamin sẽ không có tác dụng. Ngoài thiếu hụt dinh dưỡng, rụng tóc có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như do di truyền hoặc do nội tiết tố.

Cách tốt nhất để khôi phục mái tóc dày và chắc khỏe về lâu dài là bổ sung vitamin hoặc khoáng chất kết hợp các phương pháp điều trị rụng tóc khác.

Dùng thuốc trị rụng tóc

Các loại thuốc trị rụng tóc có thể điều trị tình trạng rụng tóc và tóc thưa mỏng ở giai đoạn đầu đến giữa, khi các nang tóc vẫn còn khả năng mọc tóc. Có hai loại thuốc trị rụng tóc đã được phê duyệt là finasteride và minoxidil.

Finasteride là thuốc trị rụng tóc dành cho nam giới, có tác dụng kích thích hoạt động của nang tóc và làm giảm nồng độ hormone DHT - nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nam giới. Minoxidil là loại thuốc dùng được cho cả nam và nữ với tác dụng làm giãn nở mạch máu, giúp tăng lượng chất dinh dưỡng được vận chuyển đến nang tóc và kích thích nang tóc hoạt động hiệu quả hơn.

Nếu có ý định sử dụng thuốc trị rụng tóc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước vì những loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.

Tiêm kích thích mọc tóc

Liệu pháp PRP

Liệu pháp PRP là phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (platelet rich plasma) vào da đầu để tăng cường hoạt động của nang tóc và bổ sung các thành phần cần thiết cho sự phát triển của tóc, giúp tóc mọc trở lại nhanh hơn và chắc khỏe hơn. Đây là một phương pháp điều trị tương đối an toàn vì huyết tương giàu tiểu cầu được tạo ra từ máu của chính khách hàng.

Tiêm tế bào gốc nang tóc

Tiêm tế bào gốc nang tóc là phương pháp lấy nang tóc từ vùng da đầu có nang tóc chắc khỏe, sau đó đưa vào máy ly tâm để tách lấy tế bào gốc và tiêm trở lại vào vùng da đầu bị rụng tóc. Tế bào gốc cùng một số thành phần khác sẽ kích thích các nang tóc hoạt động tốt hơn, đồng thời kích thích sự hình thành mao mạch tại khu vực tiêm và nhờ đó giúp cải thiện tình trạng rụng tóc về lâu dài.

Tuy nhiên, cả liệu pháp PRP và tiêm tế bào gốc nang tóc đều chỉ có thể điều trị rụng tóc và tóc thưa mỏng cho những trường hợp nang tóc còn hoạt động. Nếu nang tóc đã bị teo thì các phương pháp này sẽ không có tác dụng.

Điều trị bằng laser

Đây là những phương pháp điều trị rụng tóc và tóc thưa mỏng bằng cách kích thích trực tiếp nang tóc. Có thể kết hợp điều trị bằng laser với bổ sung vitamin hoặc khoáng chất để tăng hiệu quả. Tại Absolute Hair Clinic có 2 phương pháp kích thích mọc tóc bằng laser là laser Fotona và LLLT.

Laser Fotona

Đây là công nghệ laser sử dụng bước sóng ánh nắng năng lượng thấp để kích thích trực tiếp hoạt động của tế bào, làm cho các tế bào của da đầu, bao gồm cả tế bào nang tóc hoạt động tốt hơn.Laser Fotona có thể điều trị rụng tóc ở giai đoạn đầu đến giai đoạn giữa.

LLLT

LLLT là viết tắt của low level laser (light) therapy, có nghĩa là liệu pháp laser (ánh sáng) năng lượng thấp. Khi chiếu laser lên da đầu, bước sóng ánh sáng năng lượng thấp sẽ trực tiếp cung cấp năng lượng cho các tế bào. Điều này làm cho các tế bào, bao gồm cả tế bào nang tóc hoạt động hiệu quả hơn. Có hai loại thiết bị LLLT là thiết bị cỡ lớn được sử dụng tại các bệnh viện hay spa và thiết bị cỡ nhỏ, di động mà bạn có thể mua và tự điều trị tại nhà.

Cấy tóc

Cấy tóc là một giải pháp điều trị vĩnh viễn cho tình trạng tóc thưa mỏng và hói đầu. Khác với các phương pháp điều trị bên trên, cấy tóc không kích thích hoạt động của nang tóc mà thay vào đó là di chuyển nang tóc từ khu vực này đến khu vực khác của da đầu. Phương pháp này dành cho những trường hợp nang tóc đã bị teo và không có khả năng mọc tóc.

Nang tóc thường được lấy từ vùng chẩm (sau đầu) hoặc sau xương chũm (sau tai) và cấy vào khu vực bị hói hoặc có tóc thưa. Sau đó, khu vực được cấy nang tóc sẽ mọc tóc bình thường trở lại.

Có hai kỹ thuật cấy tóc là cấy tóc FUE (chiết cụm nang tóc) và cấy tóc FUT (cắt dải nang tóc). Hai kỹ thuật này khác nhau về cách lấy nang tóc từ vùng chẩm hoặc sau tai.

Trong cấy tóc FUE, từng cụm nang tóc được lấy khỏi da đầu bằng mũi khoan nhỏ mà không kèm theo da đầu. Do đó, kỹ thuật này chỉ tạo ra các vết thương rất nhỏ và không để lại sẹo trên da đầu.

Trong cấy tóc FUT, một dải da đầu cùng với nang tóc được cắt từ vùng chẩm hoặc sau tai, sau đó các nang tóc được tách rời dưới kính hiển vi rồi cấy vào vùng bị hói. Vì nang tóc được tách dưới kính hiển vi nên đảm bảo độ chính xác cao, ít gây hỏng nang tóc. Do đó, tỷ lệ nang tóc tồn tại và mọc tóc sau khi cấy sẽ cao hơn so với cấy tóc FUE. Hơn nữa, cấy tóc FUT còn có ưu điểm là không làm giảm mật độ tóc ở vùng sau gáy giống như cấy tóc FUE. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại có nhược điểm là sẽ để lại sẹo dài ở vùng sau đầu.

Tóm tắt bài viết

Bổ sung đủ dinh dưỡng là điều cần thiết cho quá trình mọc tóc và duy trì mái tóc chắc khỏe. Có nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho mái tóc như vitamin A, C, D, E, biotin… Tuy nhiên, không phải khi nào cũng có thể điều trị rụng tóc bằng cách bổ sung vitamin. Bổ sung vitamin chỉ có hiệu quả giảm rụng tóc nếu nguyên nhân là do thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu đã ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng mà tình trạng vẫn không cải thiện thì rất có thể rụng tóc là do một nguyên nhân khác gây ra. Nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Không nên tự ý dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất vì điều này có thể gây thừa chất trong cơ thể và sẽ có hại nhiều hơn lợi.