TÀU SÂN BAY LIÊU NINH CHO THẤY "NHỮNG HẠN CHẾ" CỦA TRUNG QUỐC
TTO - Tàu khu trục USS Mustin của Hải quân Mỹ đã chụp ảnh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 4 năm ngoái. Phía Mỹ "nhận ra rằng tại một số thời điểm, toàn bộ tàu hộ tống của Trung Quốc lùi lại".
Ngày 13-1, báo South China Morning Post đưa tin lần đầu tiên một chỉ huy Hải quân Mỹ đã lên tiếng về bức ảnh chụp tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc từ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin của Hải quân Mỹ trong cuộc chạm mặt gần nhau ở Biển Đông vào năm ngoái.
Bạn đang xem: Tàu sân bay liêu ninh
Phó đô đốc Roy Kitchener, chỉ huy Các lực lượng mặt nước của Hải quân Mỹ, cho biết tàu USS Mustin đã bám theo tàu Liêu Ninh vào tháng 4-2021. Lúc đó, các binh sĩ trên tàu Mỹ đã có thể chụp ảnh tàu sân bay Liêu Ninh và quan sát thấy tàu Trung Quốc phải chịu "các hạn chế hoạt động".
Bức ảnh được Hải quân Mỹ công bố cho thấy cảnh 2 sĩ quan trên tàu khu trục USS Mustin đang quan sát một tàu quân sự cỡ lớn từ khoảng cách gần.So sánh các hình ảnh trên truyền thông Trung Quốc, có thể khẳng định tàu quân sự này là tàu sân bay Liêu Ninh.
Bức ảnh này được đăng trên một trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ. Chú thích ảnh ghi thời gian chụp là ngày 4-4 và địa điểm chụp là "Biển Philippines".
Không khó để nhận ra con tàu này đang bị hai sĩ quan Mỹ theo dõi từ buồng hoa tiêu là một tàu quân sự. Con tàu được sơn màu xám, có số hiệu 16 ở đầu tàu. Có 4 hoặc 5 máy bay chiến đấu đậutrên boong phía cuối đuôi tàu.
Phát biểu trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Hải quân mặt nước (SNA) vào hôm 11-1, phó đô đốc Roy Kitchener nói rằng các thành viên thủy thủ đoàn Mỹ "nhận ra rằng tại một số thời điểm, toàn bộ tàu hộ tống của Trung Quốc đều lùi lại" vì "có một số hạn chế hoạt động mà họ gặp phải xung quanh tàu sân bay Liêu Ninh".
"Tàu khu trục
USS Mustin không có những hạn chế đó" - ông
Roy Kitchener phát biểu.
Phó đô đốc Kitchener cho biết cuộc chạm mặt trên đã khiến Trung Quốc khó chịu. Bắc Kinh đã nói với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng tàu USS Mustin "không còn được chào đón ở Biển Đông nữa". Tuy nhiên, ông Kitchener nói rằng "cuối cùng đó là một câu chuyện hay".
"Đối với tôi, điều đó cho thấy sự dũng cảm và những gì mà các thủy thủ được huấn luyện để làm" - ông Kitchener nói.
Xem thêm: 30+ sản phẩm nước rửa bát của nhật đậm đặc, nước rửa bát kao 1380ml
Ông Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở TP Cao Hùng, cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh có thể đã bận rộn với một cuộc diễn tập phức tạp lúc đó, và điều này cho phép các sĩ quan Mỹ chụp ảnh.
Nhà nghiên cứu Collin Koh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore bình luận cuộc chạm trán cách xa chỉ vài kilômet này cho thấy cả Trung Quốc và Mỹ đều tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử về các vụ chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES).
Tàu sân bay Trung Quốc bị tàu chiến Mỹ bám đuổi, chọc thủng đội hình?
TTO - Bức ảnh được hải quân Mỹ công bố cho thấy cảnh 2 sĩ quan trên tàu khu trục USS Mustin đang quan sát một tàu quân sự cỡ lớn từ khoảng cách gần. Con tàu sơn màu xám đó có số hiệu 16 và ngoại hình y hệt tàu sân bay Trung Quốc.
Tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov - trong thời gian qua đã gặp phải nhiều sự cố. Gần đây, một chính khách Nga đã gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Liên Xô thiết kế và được bán cho Trung Quốc 25 năm trước.

Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết tàu Đô đốc Kuznetsov hạ thủy vào năm 1985, từ đó đến nay hàng không mẫu hạm này từng bị hỏng động cơ, xảy ra nhiều vụ cháy và gặp tai nạn tại xưởng đóng tàu. Năm 2012, một tàu kéo đã đưa hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov về cảng sau khi con tàu này hỏng động cơ đẩy ngoài khơi bờ biển Pháp. Năm 2018, tàu
Đô đốc Kuznetsov bị hư hại do một cần trục tịxưởng đóng tàu rơi trúng, để lại một lỗ thủnglớn trên boong. Tiếp theo là vào tháng 12/2019 đã xảy ra trận hỏa hoạn lớn trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov khiến một người thiệt mạng. Gần đây nhất, một vụ hỏa hoạn được ghi nhận vào tháng 12/2022 khi con tàu đang được bảo dưỡng. Chính phủ Nga cho biết có thiệt hại "nhỏ" trong vụ việc.
Trong khi đó, ông Sergey Karginov - thành viên của Ủy ban Phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực thuộc Duma quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 5/1 đã đề xuất một giải pháp là mua lại từ Trung Quốc tàu sân bay Varyag do Liên Xô sản xuất.

Khi Liên Xô tan rã năm 1991, tàu Varyag vẫn trong quá trình đóng. Vào thời điểm chia tách Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, Ukraine nắmquyền sở hữu tàu Varyag. Năm 1998, Ukraine bán tàu sân bay chưa hoàn thiện này cho Trung Quốc với giá 20 triệu USD. Trung Quốc đã phát triển Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này.
Tàu sân bay Liêu Ninh đi vào hoạt động chính thức từ năm 2012. Hiện nay có 40 chiến đấu cơ và trực thăng hoạt động trên tàu Liêu Ninh.
Đến năm 2019, Hải quân Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu sân bay thứ hai là tàu Sơn Đông. Năm 2022, Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm thứ ba có tên Phúc Kiến. Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2030 sở hữu tối thiểu 4 nhóm tác chiến tàu sân bay. Với việc Trung Quốc đang rất cần người điều khiển tàu sân bay có kỹ năng cho số lượng hàng không mẫu hạm sắp tới, tàu Liêu Ninh đã được chuyển thành tàu huấn luyện.
Liên Xô đã chế tạo các tàu sân bay, nhưng vai trò của chúng khác với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Thách thức của Nga hiện nay không phải là triển khai lực lượng không quân hải quân vào Địa Trung Hải hay Thái Bình Dương mà là chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.